Khuôn mặt biểu tượng, ám ảnh của nghệ thuật. Tìm hiểu thêm về câu chuyện lôi cuốn đằng sau ‘Tiếng thét’, có thể vài điều trong số đó chưa được bạn biết đến.
1.Có nhiều hơn một phiên bản của ‘Tiếng thét’
Phiên bản phấn của ‘Tiếng thét’ trưng bày tại Bảo tàng Munch, Olso. Edvard Munch. Tiếng thét. Phấn trên giấy. 1893. CC BY 4, Bảo tàng Munch.
Có hai bức ‘Tiếng thét’ bằng sơn dầu, màu keo, phấn, bút sáp (một ở Phòng trưng bày Quốc Gia Oslo và một ở Bảo tàng Munch), hai bức phấn và một số bản in. Bức phấn năm 1895 được đấu giá tại Sotheby’s (2012) đạt 74 triệu GBP [hơn 2.188 tỷ đồng], trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất.
2. Munch vẽ và triển lãm ‘Tiếng thét’ lần đầu tiên là vào năm 1893
Edvard Munch, Tiếng thét. In đá, 1895. Sưu tập tư nhân, Na Uy. CC BY 4 Bảo tàng Munch.
Phiên bản đầu tiên Munch trưng bày là một phiên bản hội họa. Hai năm sau, ông thực hiện một bức in thạch bản dựa trên tác phẩm này, tiêu đề ‘Tiếng thét’ bằng tiếng Đức được in bên dưới. Các phiên bản in của tác phẩm là trung tâm tạo dựng danh tiếng quốc tế của ông, một họa sĩ.
3. Nó đã bị đánh cắp đến hai lần
Bức tranh ‘Tiếng thét’ trưng bày tại Bảo tàng Munch, Oslo. Edvard Munch. Tiếng thét. Màu keo, sơn dầu trên giấy. 1910. CC BY 4 Bảo tàng Munch.
Lần đầu là vào năm 1994, những tên trộm đột nhập qua cửa sổ và chạy trốn cùng với bức tranh ‘Tiếng thét’ của Phòng Trưng bày Quốc gia Oslo. May mắn là nó đã được tìm thấy và trả lại trong vòng ba tháng. Lần thứ hai, năm 2004 tại Bảo tàng Munch, những tên cướp có súng đã đánh cắp phiên bản khác của ‘Tiếng thét’ và cả bức Madonna của họa sĩ, giữa ban ngày trước mặt các nhân viên và khách thăm bảo tàng. Cả hai bức tranh biến mất cho đến năm 2006, chúng được cảnh sát tìm thấy và trở lại, ở trong tình trạng tốt hơn so với những lo ngại rằng chúng có thể hư hại trong quá trình bị đánh cắp và mất tích.
Edvard Munch (1863–1944), Madonna. In đá, 1895/1902. (CC) BY 4 Bảo tàng Munch.
4. Quá trình bảo tồn được thực hiện sau khi bức tranh trở lại với Bảo tàng, có thể khiến Munch cảm thấy không hài lòng cho lắm
Munch có thể sẽ xem bất kỳ dấu ấn nào trong giai đoạn kịch tính này của cuộc đời bức tranh như một phần của sự phát triển nghệ thuật của nó. Ông muốn mọi người được thấy, tác phẩm của ông đã phát triển, thay đổi như thế nào, trong suốt cuộc đời của chúng, xem bất kỳ thiệt hại nào mà chúng phải chịu là một quá trình tự nhiên. Ông thậm chí đã để các tác phẩm của mình ra ngoài trời, hoặc để trong studio mà chẳng bảo vệ gì cho chúng, ông nói ‘tốt cho chúng nếu chúng tự bảo vệ mình.’
5. Phác họa ‘Tuyệt vọng’ năm 1892 ra đời trước ‘Tiếng thét’, có lẽ đây là khoảnh khắc đơn độc của Munch trước khi ‘tiếng thét xé toạc không khí’
Edvard Munch, phác họa cho ‘Tuyệt vọng’. Than và sơn dầu, 1892. CC BY 4 Bảo tàng Munch.
Munch mô tả: “Tôi dừng lại, cảm thấy kiệt sức và dựa vào thanh chắn […] Bạn tôi đi tiếp, còn tôi đứng đó run rẩy vì lo lắng.” Có một số tác phẩm đi kèm với nó — ‘Tiếng thét’ — được biết đến nhiều nhất, trong series những hình ảnh mạnh mẽ được Munch gọi là ‘Diềm cuộc sống’, trưng bày lần đầu vào năm 1893.
6. Nhân vật trong ‘Tiếng thét’ không thực sự thét
Munch nói rằng tiếng thét thực sự đến từ môi trường xung quanh nhân vật. Ông đã in dòng chữ ‘Tôi cảm thấy một tiếng thét lớn truyền qua thiên nhiên’ bằng tiếng Đức ở tác phẩm năm 1985 của ông. Tên ban đầu Munch dự định cho tác phẩm là ‘Tiếng thét của thiên nhiên’.
7. Nó không nhằm mục đích tái hiện tiếng thét của một cá nhân
Trích đoạn. Edvard Munch (1863–1944), Tiếng thét. In đá, 1895. Sưu tập tư nhân, Na Uy. CC BY 4.0 Bảo tàng Munch.
Nhân vật đang cố gắng chặn lại ‘tiếng hét’ nghe thấy xung quanh. Nhân vật này không có vẻ gì đặc trưng cho một người hay một giới tính nào, nó không được cá nhân hóa — có lẽ đó cũng là lý do tại sao nó trở thành một biểu tượng.
8. Sức biểu cảm mạnh mẽ của ‘Tiếng thét’ đã trở nên phổ biến với cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nó là một trong số ít những tác phẩm nghệ thuật được biến thành emoji
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?
Một emoji khác cũng được tạo thành từ tác phẩm nghệ thuật, đó là ‘Con sóng lớn’ của họa sĩ người Nhật Katsushika Hokusai (1760–1849), một phần của bộ sưu tập tại Bảo tàng Anh. ?
9. Nó cũng trở thành nghệ thuật và văn hóa đại chúng
Từ Andy Warhol đến Manga, mặt nạ Halloween cho đến điện ảnh, ‘Tiếng thét’ luôn mê hoặc và ảnh hưởng tới những loại hình nghệ thuật thị giác. Họa sĩ người Anh Peter Brookes đã sử dụng hình ảnh này làm cơ sở cho bức vẽ được đăng trên The Times vào năm 2017.
Peter Brookes. Tiếng thét. 2017. Bút mực, màu nước.
10. Nhân vật trong ‘Tiếng thét’ nhiều khả năng được lấy cảm hứng từ xác ướp
Tư thế của cái đầu với hai bàn tay khum quanh có thể được lấy cảm hứng từ ký ức của họa sĩ về một xác ướp Peru được trưng bày ở Paris tại Bảo tàng Ethnographie du Trocadéro [Nhân chủng học] vào năm 1889.
Nguồn: Bảo tàng Anh
Lược dịch bởi Viet Art View