Logo loading

KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ NGÀY MÙNG 6 VÀ MÙNG 9 THÁNG 3 TẠI AGUTTES

Paris, ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023 – Tiên phong trên thị trường các nghệ sĩ đến từ Châu Á, Aguttes đã tổ chức sự kiện lớn diễn ra mỗi quý mang tên Tuần lễ Châu Á từ thứ năm ngày 16 tháng 2 đến ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023 với tổng […]
|Viet Art View

Paris, ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023 – Tiên phong trên thị trường các nghệ sĩ đến từ Châu Á, Aguttes đã tổ chức sự kiện lớn diễn ra mỗi quý mang tên Tuần lễ Châu Á từ thứ năm ngày 16 tháng 2 đến ngày mùng 9 tháng 3 năm 2023 với tổng giá trị giao dịch đạt 1 863 248 EUR

« Mối bận tâm hàng đầu của chúng tôi là bảo vệ quyền lợi của người bán đấu giá và người mua đấu giá. Các Tuần lễ Châu Á được tổ chức giúp cho người mua và người bán được trải nghiệm một dịch vụ theo yêu cầu, được thực hiện những giao dịch có giá trị cao một cách thoải mái và an toàn trong một phiên đấu giá tổ chức gần nơi họ sống. Với kinh nghiệm nhiều năm của chúng tôi trong lĩnh vực này, các khách hàng quốc tế có thể tiếp cận những tác phẩm phù hợp với yêu cầu và thời gian biểu của họ. Khách hàng tin tưởng công việc của chúng tôi và những kỷ lục thế giới mà chúng tôi đạt được tại Paris là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. » —Charlotte Aguttes-Reynier, chuyên gia.

Mai Trung Thứ. Mẹ và con say ngủ. Đạt 462.960 EUR.

Họa sĩ châu Á, những tác phẩm quan trọng–Top 5:

  • Lô 8** – MAI TRUNG THỨ (1906-1980), Mẹ và con say ngủ, 1944 – 462 960 EUR*
  • Lô 6 – LÊ PHỔ (1907-2001), Thiền định, khoảng 1940 – 271 560 EUR
  • Lô 13 – LÊ PHỔ (1907-2001), Hai chị em – 127 400 EUR
  • Lot 16 – LƯƠNG XUÂN NHỊ (1914-2006), Đón Tết – 104 000 EUR
  • Lot 14 – MAI TRUNG THỨ (1906-1980), Chải tóc, 1958 – 91 000 EUR

Không bỏ lỡ buổi hẹn nào, những người yêu nghệ thuật dành sự quan tâm đặc biệt cho các tác phẩm của Mai Trung Thứ. Sau khi từ bỏ loại hình tranh sơn dầu đã gắn bó từ buổi đầu sự nghiệp, Mai Trung Thứ chuyển sang vẽ tranh lụa, kỹ thuật mà ông đã đạt đến trình độ đỉnh cao khi làm nhạt sắc độ của màu sắc bằng cách rửa lụa nhiều lần. Đặc trưng cho phong cách của nghệ sĩ trong những năm 1944, Mẹ và con say ngủ (lô 8) đã được giao dịch thành công với mức giá 462.960 EUR. Được sáng tác cho triển lãm lần thứ hai của nghệ sĩ tại phòng tranh Pasteur, Alger, tác phẩm này thuộc bộ sưu tập của Guiauchain, đế chế kiến trúc nổi tiếng của Algeria. Gia đình Guiauchain có quan hệ mật thiết với hoàng thất An Nam và lưu giữ rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật cũng như đồ nội thất châu Á. Sự xuất hiện của bức tranh lụa này trong bộ sưu tập gia đình là minh chứng cho mối quan hệ thân thiết của Guiauchain và hoàng thất An Nam. Thực tế là, đích thân hoàng phi An Nam đã tặng lại tác phẩm cho gia đình Guiauchain. Tác phẩm được lưu giữ trong bộ sưu tập đến tận ngày hôm nay!

Mai Trung Thứ. Chải tóc. Đạt 91.000 EUR.

Một tác phẩm khác của Mai Trung Thứ (lô 14) đã đặc biệt thu hút sự chú ý của những người tham gia đấu giá, mặc dù có kích thước rất nhỏ – tác phẩm : Chải tóc, 1958, đã được bán với mức giá 91.000 EUR.

Một họa sĩ khác được đông đảo người yêu nghệ thuật quan tâm trong mỗi phiên đấu giá là: Lê Phổ!

Tốt nghiệp cùng khóa với họa sĩ Mai Trung Thứ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Lê Phổ hướng đến sự hoàn hảo trong các tác phẩm của mình, nhờ vào quá trình đào tạo kết hợp giữa truyền thống nghệ thuật phương Đông và phương Tây. Tác phẩm ‘Thiền định’ (lô 6), khoảng 1940, thu hút sự chú ý của những người đấu giá và đạt 271.560 EUR. Những năm 1940 ghi dấu rõ nét cho phong cách tượng hình của họa sĩ, và cũng như những gì được thể hiện trong bức tranh lụa này, ông mang tất cả tinh hoa trong văn hóa phương Tây và pha trộn một cách khéo léo với truyền thống Viễn Đông. Mọi chi tiết trong bố cục tranh đều hướng đến sự chiêm nghiệm: những dãy núi Bắc bộ chiếm vị trí chủ đạo trong bối cảnh trang trí, khiến ánh nhìn của người xem tranh lạc lối theo triền núi và trong vẻ đẹp tinh tế của những khóm hoa hồng.

Lê Phổ. Thiền định. Đạt 271.560 EUR.

Hai tác phẩm khác của Lê Phổ (1907 – 2001) đạt giá cao trong phiên đấu giá là bức Hai chị em (lô 16) và Thiếu nữ bên hoa sơn mai (lô 18), khoảng 1977. 127.400 EUR và 65.000 EUR dành cho mỗi bức. Ba tác phẩm trên đây là tổng hợp cho sự thay đổi trong phong cách của họa sĩ theo từng năm tháng.

Lê Phổ. Hai chị em. Đạt 127.400 EUR.

Tác phẩm Đón Tết (lô 16) được sáng tác bởi Lương Xuân Nhị, một nhân vật quan trọng trong Lịch sử Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20. Họa sĩ thể hiện trong tác phẩm của mình sự kết hợp tinh tế và mới lạ giữa chủ đề sáng tác cùng kỹ thuật Việt Nam và phương Tây, minh chứng cho quá trình học tập của họa sĩ tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và ảnh hưởng của những gì đã được tiếp nhận sau đó.

Lương Xuân Nhị. Đón Tết. Đạt 104.000 EUR.

Được biết đến với những cảnh vật theo trường phái ấn tượng và những hình ảnh xã hội thực tế, nhờ vào việc sử dụng những gam mạu nhẹ nhàng và cách xử lý tinh tế chỉ có trong các tác phẩm của mình, họa sĩ đã thành công trong việc mang đến chiều sâu cho bố cục bức tranh mà vẫn giữ được nét duyên dáng truyền thống. Tác phẩm đã đạt mức giá 104.000 EUR, miêu tả một sự kiện truyền thống quan trọng: Tết Nguyên đán. Vào dịp này, những đóa hoa đào tượng trưng cho hạnh phúc và sức khỏe nở rộ trên khắp miền Bắc đất nước.

Bức Khỏa thân (lô 5) là minh chứng cho phong cách vẽ tranh trên giấy của Sanyu, chất liệu ưa thích của ông. Được đào tạo về thư pháp từ rất sớm, ông thoải mái sáng tác nghệ thuật thông qua sự duyên dáng và đơn giản trong từng đường nét. Được bán với giá 27.300 EUR, thông qua sự đơn giản trong hình khối và hình tượng, bức tranh là sự hợp nhất các đặc trưng sáng tác của bậc thầy nghệ thuật hiện đại Trung Quốc.

Sanyu. Khỏa thân. Đạt 27.300 EUR.

Kể từ đầu những năm 2000, một số phong trào hồi tưởng mang tầm quốc tế và thị trường nghệ thuật cuối cùng cũng dành chỗ đứng cho các tác phẩm của Sanyu, những tác phẩm thường xuyên xuất hiện trên sàn đấu giá Aguttes, nhà đấu giá hàng đầu Châu Âu cho các tác phẩm của họa sĩ.

Nghệ thuật châu Á: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản–Top 3:

  • Lô 37 – Trung Quốc – Triều Minh, thế kỷ 15 – 16, tượng Văn Thù Bồ Tát – 54.600 EUR
  • Lô 212 – Trung Quốc, Giai đoạn Chuyển đổi, giữa thế kỷ 17 – Đôi bình – 37.700 EUR
  • Lô 26 – Nhật Bản – Giai đoạn Thiệu Trị (1868 – 1912), tượng Phật Adiđà, 16.900 EUR

« Kết quả của phiên đấu giá lần này khẳng định một lần nữa sự ổn định của thị trường Trung Quốc với những tác phẩm chất lượng cao cũng như sự quan tâm trở lại của khách hàng dành cho thị trường Nhật Bản. Thị trường Việt Nam tiếp tục thể hiện là một thị trường năng động với sự xuất hiện của nhiều khách mua đấu giá mới. »—Clémentine Guyot, trưởng Ban Nghệ thuật Châu Á

Phiên đấu giá lần này đề cao sự đa dạng của các nền văn hóa châu Á, tôn vinh vùng Viễn Đông thông qua những bộ đồ nội thất tuyệt đẹp của Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như tôn vinh Đông Nam Á với các tác phẩm truyền thống của Miến Điện, Timor và Việt Nam.

Tượng Văn Thù Bồ Tát. Đạt 54.600 EUR.

Một bức tượng lớn bằng đồng patin nâu (lô 37) đặc tả cảnh Văn Thù Bồ Tát thiền tọa đã làm dấy lên một « cuộc chiến » cho tới khi đạt mức giá 54.600 EUR. Bồ Tát ngồi trên đài sen hai tầng, tay bắt ấn Vitarka, trên người đeo nhiều trang sức quý giá, gương mặt Bồ Tát thanh thản, đầu đội mũ miện hoa bao quanh búi tóc đính một viên ngọc quý.

Đôi bình hoa. Đạt 37.700 EUR.

Những người yêu nghệ thuật đã để ý tới đôi bình hoa (lô 212) có triều đại từ giai đoạn Chuyển đổi. Đôi bình bằng sứ xanh trắng này đã được bán với giá 37.700 EUR.

Tượng Phật A Di Đà. Đạt 16.900 EUR.

Một mức giá cao trong phiên đấu giá dành cho bức tượng bằng gỗ thếp vàng lớn này (lô 26)! Tượng Phật A Di Đà đã đạt mức giá 16.900 EUR. Gương mặt tròn, đôi mắt khép hờ, khuôn miệng nhỏ thể hiện biểu cảm nhân từ. Hình tượng này thường được gắn liền với Đức Phật A Di Đà trong Phật giáo Nhật Bản truyền thống. Tư thế này của Phật A Di Đà là tư thế khi Ngài đến đón tiếp những tín hữu đến tái sinh trong cõi Tịnh Độ của ngài. Tư thế hai bàn tay của Phật cũng được gọi là ấn Giáo hóa.

NHỮNG TUẦN LỄ CHÂU Á TIẾP THEO

Họa sĩ Châu Á, các tác phẩm quan trọng [38], ngày 31 tháng 5 năm 2023

Từ ngày mùng 2 tháng 5 đến ngày mùng 1 tháng 6, Aguttes sẽ tổ chức Tuần Lễ Châu Á thứ hai của năm 2023.

Là nhà đấu giá duy nhất trên thế giới chuyên về thị trường các họa sĩ được hưởng song song hai nền giáo dục châu Á và châu Âu vào đầu thế kỷ 20, Aguttes một lần nữa góp phần vào việc tôn vinh những nghệ sĩ theo học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội. Phiên đấu giá lần thứ 38 về Họa sĩ Châu Á, các Tác phẩm Quan trọng vinh danh những khóa đầu tiên của trường được dẫn dắt bởi Inguimberty, Jonchère, Alix Aymé, dưới sự điều hành của Victor Tardieu như Lê Phổ hay Vũ Cao Đàm.

 Aguttes, nhà đấu giá hàng đầu Châu Âu trên thị trường hội họa châu Á thế kỷ 20

Ban Hội họa Châu Á, điều hành bởi chuyên gia Charlotte Aguttes-Reynier, từ hơn 10 năm qua đã mang sứ mệnh đưa ra ánh sáng tác phẩm của những nghệ sĩ Châu Á thế kỷ XX còn ít được biết đến. Nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp nhà đấu giá đạt được vị thế hàng đầu Châu Âu trên thị trường hội họa Châu Á, thường xuyên ghi nhận nhiều kỷ lục thế giới, thỏa mãn nhu cầu của người bán và thị hiếu của người mua đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong số tên tuổi của những họa sĩ được các nhà sưu tập Châu Á tìm kiếm và được nhà đấu giá Aguttes bảo vệ với tất cả niềm đam mê, không chỉ có Lê Phổ, Nam Sơn, Alix Aymé, Lê Thy, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Inguimberty, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Tiến Chung, Trần Phúc Duyên, Lê Thị Lựu… Raden Saleh… Hay Sanyu, Lin Fengmian, Pan Yuliang… mà còn phải kể đến tất cả những họa sĩ từng theo học các Trường Mỹ thuật tại Châu Á.

Các phiên đấu giá được tổ chức theo mỗi quý với ngày tháng tổ chức được lựa chọn kỹ càng, phù hợp với nhu cầu của những thị trường quốc tế lớn nhất.

Năm 2023 khởi động với sự phát triển và củng cố các phòng Ban liên quan tới nghệ thuật Châu Á, một trong những chuyên môn của nhà đấu giá. Aguttes chào đón sự tham gia của Clémentine Guyot và Marine Bassal-Biron vào ban Nghệ thuật Châu Á và Eléonore Asseline vào ban Hội họa Châu Á. Sự xuất hiện của những gương mặt mới giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường nghệ thuật châu Á và hỗ trợ nhà đấu giá trong công cuộc thẩm định nghệ thuật. Aguttes hiện tại có 9 nhân viên làm việc về mảng châu Á.

Về nhà đấu giá Aguttes

Với cương vị là một nhà đấu giá độc lập, không có cổ đông bên ngoài, Aguttes đã vươn lên trong những năm qua để trở thành một tác nhân lớn trên thị trường nghệ thuật. Với doanh thu kỷ lục 86,5 triệu EUR vào năm 2022, nhà đấu giá khẳng định vị trí hàng đầu châu Âu của mình. Sự tăng trưởng này dựa trên các giá trị cốt lõi bất biến: minh bạch trong trung gian, kín đáo, nghiêm ngặt và táo bạo. Được thành lập tại Clermont-Ferrand vào năm 1974 bởi Claude Aguttes, Aguttes là một nhà đấu giá gia đình và được điều hành bởi ba đứa con của ông, hiện tại Aguttes có hơn 60 nhân viên đảm bảo chất lượng hàng đầu của nhà đấu giá. Các chuyên gia nội bộ tại 14 bộ phận chuyên môn cho phép định giá và bán các bộ sưu tập lớn, tranh vẽ, hiện vật, đồ trang sức và ô tô. Với một nhà đấu giá quốc tế nằm ở phía tây Paris và các văn phòng đại diện ở Lyon, Aix-en-Provence, Brussels và Geneva, Aguttes mang đến sự khác biệt bởi dịch vụ được cá nhân hóa và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với điểm mạnh trong chiến lược truyền thông và 62% khách hàng quốc tế, Aguttes thường xuyên lập được các kỷ lục thế giới về giá. Nhận thức được sự tin tưởng của những người bán hàng dành cho mình, Aguttes luôn ưu tiên đáp ứng nhu cầu của những người bán hàng trước hết.

Nguồn: Aguttes

 

Chia sẻ:
Back to top