Logo loading

Thế giới nghệ thuật thực sự không sáng tạo lắm về những gì nó đánh giá cao. Cần gì để thay đổi điều đó?

|Viet Art View

Thị trường nghệ thuật là thước đo thị hiếu (thứ đáng mua), bảo tàng là kho ký ức văn hóa (thứ đáng lưu giữ). Cùng nhau, chúng xác định và củng cố các giá trị và chuẩn mực trong thế giới nghệ thuật chính thống.

Như Báo cáo Burns Halperin 2022 tiết lộ, có sự bất đối xứng sâu sắc làm nền tảng cho các hệ thống này. Chúng ta rất dễ rơi vào một ảo tưởng chung về sự tiến bộ.

Tiến trình giống như một con lắc, dao động đến cực điểm trước khi ổn định trên một cung. Hoặc ít nhất, đó là câu chuyện về sự thống trị trong thế giới nghệ thuật. Sự hiểu lầm này nuôi dưỡng và thúc đẩy nhận thức về tiến bộ—thứ được nhiều người cho là quá nhanh, quá lớn đến mức chúng ta đang chứng kiến phản ứng dữ dội chống lại nó (có phải mọi thứ đã đi quá xa?)

Một thực tế phũ phàng là sự thay đổi hầu như chưa bắt đầu. Nhiều tác phẩm của phụ nữ được đưa vào bộ sưu tập bảo tàng trong năm 2009 hơn bất kỳ năm nào kể từ đó. Đối với các nghệ sĩ Mỹ da đen, năm đỉnh cao là năm 2015.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng khi phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính giao nhau. Ít hơn 2.000 trong số gần 350.000 tác phẩm đã lập danh mục là của các nữ nghệ sĩ người Mỹ da đen—chỉ 0,5% tổng số vụ mua lại của các bảo tàng trong khoảng thời gian 12 năm được kiểm tra.

Thay vì thay đổi cấu trúc, dữ liệu cho thấy thế giới nghệ thuật thỉnh thoảng tôn sùng một vài siêu sao, nhưng các hệ thống giá trị cơ bản vẫn không bị xáo trộn. Đây là một mô hình, với các nhịp điệu khác nhau, nổi bật khắp thị trường nghệ thuật quốc tế và các viện bảo tàng Mỹ.

Hai hệ thống này được kết nối với nhau, thị trường giờ đây đã trở thành một lực lượng thống trị trong thế giới nghệ thuật, và bởi vì các bảo tàng đang dựa vào sự hỗ trợ tư nhân để tồn tại. Những người bảo trợ thúc đẩy việc mua lại của bảo tàng: 60% hiện vật trong cơ sở dữ liệu được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng qua hình thức tặng quà hoặc thừa kế.

Như các giám đốc và curator bảo tàng đã chỉ ra, điều này gây khó khăn cho ngay cả những tổ chức có tư duy tiến bộ nhất với ngân sách mua lại được cân nhắc cẩn thận nhất để vượt ra ngoài các mô hình. Họ chỉ đơn giản là không thể chi tiêu nhiều hơn các nhà tài trợ của họ.

Trước thực tế này, các bảo tàng có nên xem xét lại chiến lược của họ không? Khối lượng tác phẩm lọt vào các bộ sưu tập công cộng là phi thường: 31 tổ chức đã thu được gần 350.000 tác phẩm từ năm 2008 đến năm 2020. Sự tăng trưởng này có bền vững không, đặc biệt là vì nó phản ánh quá kém đối tượng khán giả mà các viện bảo tàng nói rằng họ phục vụ?

Chương trình nghị sự này hỗ trợ ai, và tại sao? Có mô hình tài trợ nào tốt hơn hay, như các đối tác của Artnet tại Museums Moving Forward [một sáng kiến nhằm hỗ trợ tính công bằng và trách nhiệm giải trình cao hơn tại nơi làm việc của bảo tàng nghệ thuật thông qua dữ liệu và nghiên cứu] đề xuất, một cách để phân chia tài chính và quản trị để phân biệt rõ hơn chuyên môn với khả năng chi tiêu?

Tình hình đòi hỏi cả hành động ngay lập tức và kế hoạch dài hạn. Với tốc độ thay đổi hiện tại, nhiệm vụ xây dựng các bảo tàng và cấu trúc thị trường hoàn toàn mới có thể đơn giản hơn là tạo ra sự thay đổi cần thiết trong các hệ thống hiện có.

Đồ họa: Nehema Kariuki. Được phép của Báo cáo Burns Halperin 2022.

[Biểu đồ: Những nghệ sĩ có nhiều tác phẩm được bán và bán với giá trị cao tại các cuộc đấu giá. ‘B’ là tỷ (USD), ‘M’ là triệu (USD). Màu tím là nghệ sĩ nữ, màu đỏ tía là nghệ sĩ Mỹ da đen, màu đen là các nghệ sĩ khác]

GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG AI?

Một người đàn ông được coi là có giá trị hơn tất cả các nghệ sĩ nữ cộng lại? Doanh số bán tác phẩm của Pablo Picasso nhiều hơn 30 triệu USD so với tổng doanh thu cho tác phẩm của tất cả các nghệ sĩ nữ trong cùng thời kỳ đấu giá từ năm 2008 đến giữa năm 2022.

Bạn có thể gán một ngoại lệ cho Picasso. Vì vậy, hãy gạt huyền thoại thiên tài sang một bên và xem xét Beeple. Doanh số bán đấu giá tác phẩm của anh chỉ trong hai năm đã chiếm một nửa giá trị của toàn bộ thị trường đối với tất cả các nghệ sĩ nữ người Mỹ da đen trong suốt 14 năm qua (98,9 triệu USD so với 204 triệu USD).

Hai người đàn ông này cũng không khác thường. Những người đàn ông da trắng tiên phong hoặc hạng thường có cơ hội thành công cao hơn và gặp ít rào cản hơn khi gia nhập thế giới nghệ thuật. Mặc dù về mặt vật chất sống là hiện thân của hơn một nửa dân số hành tinh, phần doanh thu đấu giá của các nghệ sĩ người Mỹ da đen và tất cả các nghệ sĩ nữ chỉ chiếm 5% thị trường toàn cầu (9,8 tỷ USD trong tổng số 187 tỷ USD chi cho đấu giá từ năm 2008 đến giữa năm 2022). Theo dự đoán của Artnet, sẽ không có sự bình đẳng cho các nghệ sĩ nữ trên thị trường đấu giá cho đến năm 2053.

Dữ liệu cho chúng ta thấy rằng, bất chấp niềm tin vào chủ nghĩa ngoại lệ, thế giới nghệ thuật không hề đặc biệt. Sự phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc và misogynoir [chứng tâm thần chống lại phái nữ, như đã đề cập trong bài Viet Art View đăng gần đây về Picasso] hình thành nên xã hội của chúng ta, thể hiện rõ ràng trong những con số này.

Khi được yêu cầu đánh giá những phát hiện này, những người tham quan ngồi bên ngoài Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vào một ngày thứ Bảy gần đây đã hiểu vấn đề hơn nhiều so với các nhà buôn, nhà sưu tập, curator và nhà báo hàng đầu tại các hội chợ nghệ thuật hàng đầu. Thế giới nghệ thuật đã đánh giá quá cao tốc độ tiến bộ của chính nó, thường để những thành quả dù nhỏ nhoi trôi đi nhanh chóng mà không được chú ý lâu dài.

Nhưng sự thiếu đặc sắc này cũng là nơi chúng ta có thể tìm thấy những loại hy vọng thông thường. Giống như mọi thứ khác trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy tác động và tầm quan trọng của sự quan tâm và tập trung. Dữ liệu cũng cho chúng ta thấy ảnh hưởng của các cá nhân: chúng ta có thể thấy rõ bên trong các tổ chức ảnh hưởng của các giám đốc tận tụy, những người xây dựng đội ngũ cẩn thận và hỗ trợ hội đồng quản trị. Trên trang op-ed sắp tới của mình, Jessica Morgan, giám đốc của Dia Art Foundation, giải thích cách tổ chức này đã thay đổi bộ sưu tập của mình kể từ khi cô đến đó tám năm trước.

Chúng ta cũng có thể thấy sự đa dạng tốt cho kinh doanh như thế nào—và các nghệ sĩ ít được đại diện thường phải thể hiện vượt trội như thế nào để duy trì vị trí. Các nghệ sĩ nữ và người Mỹ da đen được đại diện tốt hơn trong các phòng trưng bày so với ở thị trường đấu giá hoặc bảo tàng, và từ dữ liệu phòng trưng bày được cung cấp, chúng ta cũng thấy rằng họ rõ ràng kiếm được nhiều hơn các nghệ sĩ đối lập với mình.

Có thể nhận thấy tác động của tư duy trong đối thoại giữa các đồng nghiệp trong khu vực—và của việc rũ bỏ một số gánh nặng của lịch sử. Chẳng hạn, các bảo tàng ở Bờ Tây, hầu hết được thành lập sau các đồng nghiệp ở Bờ Đông hàng thập kỷ, đang dẫn đầu một cách vững chắc khi nói đến các nghệ sĩ nữ.

Các bảo tàng đương đại cũng đang có những nỗ lực đáng kể. Các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực hoạt động trên mức trung bình quốc gia trong ba bộ dữ liệu bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Pérez Miami, Bảo tàng Mỹ thuật Virginia, Bảo tàng Nghệ thuật Nasher tại Đại học Duke, Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Los Angeles và Học viện Mỹ thuật Pennsylvania.

Một trong những bài học lớn nhất là con người, chứ không phải ngân sách, tạo ra văn hóa. Trên thực tế, các bảo tàng có ngân sách hàng năm từ 15 triệu đến 20 triệu USD đã vượt trội so với các bảo tàng lớn hơn khi mua tác phẩm của các nghệ sĩ Mỹ da đen.

Đồng thời, tiền tăng tốc thay đổi. Các bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York và Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington, D.C. đã thay đổi trong những năm gần đây ở quy mô ảnh hưởng đến những số liệu quốc gia.

TIẾP THEO LÀ GÌ?

Khi những con số này được nói với mọi người, họ há hốc miệng. Nhưng thường thì phản ứng tiếp theo là tìm lý do để bào chữa hoặc giải thích cho chúng. Một số người (mặc dù hiếm khi là nghệ sĩ, những người sống với thực tế này) cảm thấy như dữ liệu là một trò lừa bịp, bởi vì nó quá lạc nhịp với cảm nhận của họ về sự tiến bộ.

Giống như dữ liệu, những phản ứng này phản ánh trí tưởng tượng ít ỏi. Vấn đề với dữ liệu là nó chỉ cho chúng ta thấy những gì đã xảy ra, hơn là những gì có thể xảy ra trong tương lai.

Đây không phải là những hệ thống tốt nhất mà chúng ta có thể xây dựng, cũng không phải là những con đường duy nhất mở ra cho chúng ta. Chúng ta theo dõi dữ liệu này vì chúng ta tin rằng điều quan trọng là phải có các điểm đánh dấu đúng lúc; nhưng chúng ta gửi lời mời đến các đồng nghiệp trong lĩnh vực này để hợp tác nhằm cải thiện cách nghĩ về giá trị trong văn hóa cũng như cách để đo lường và duy trì giá trị đó.

Các tổ chức không nên phụ thuộc vào duy nhất một tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Các thị trường nhận ra giá trị trong một nhóm nghệ sĩ rộng lớn hơn sẽ phong phú hơn và bền vững hơn. Nghệ thuật, và sự hiểu biết của chúng ta về giá trị theo nghĩa chân thực nhất, có thể phong phú hơn rất nhiều so với hiện tại.

Nguồn: Artnet News

Lược dịch bởi Viet Art View

 

 

Chia sẻ:
Back to top